Không chỉ bàn ghế gỗ, bàn ghế sắt cũng là sản phẩm được hàng ngàn chủ quán cafe tin tưởng sử dụng. Với độ bền cao, dễ di chuyển, đơn giản nhưng không kém phần thời thượng, bàn ghế sắt chính là một "món hời" về nội thất quán cafe. Trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường quán cafe nơi khách hàng sử dụng bàn ghế nhiều, bảo quản bàn ghế sắt chính là cách để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và tiết kiệm chi phí cho chủ quán.
Cẩn thận trong quá trình vận chuyển
Mặc dù sắt là vật liệu cứng, khó bị hỏng hóc, tuy nhiên những bộ bàn ghế quán cafe đều được làm từ những thanh sắt rỗng. Vì vậy, khi bị tác động mạnh, những bộ bàn ghế sắt cũng sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị hỏng hóc.
Trong quá trình vận chuyển bàn ghế từ xưởng đến quán cafe, những chủ quán nên lưu ý và nhắc nhở người vận chuyển nên để bàn ghế nhẹ nhàng, không nên quăng quật để tránh tình trạng móp méo, hỏng bàn ghế.
Nếu cẩn thận hơn, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu xưởng sản xuất bàn ghế cafe bọc bàn ghế lại cho an toàn, phòng khi đi qua những cung đường gồ ghề để đảm bảo bàn ghế luôn như mới.
Đặt bàn ghế sắt ở những nơi cao ráo
Cũng giống như bàn ghế gỗ, bàn ghế sắt nên được đặt ở những nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tình trạng độ ẩm cao sẽ làm cho bàn ghế bị ẩm mốc và dễ bị ăn mòn. Trong khi đó, ánh nắng mặt trời sẽ khiến bàn ghế sắt bị giòn và dễ vỡ hơn. Ngoài ra, bạn cũng không được phép để bàn ghế sắt ở nơi có độ axit cao vì để tránh tình trạng ăn mòn sắt.
Lau chùi, vệ sinh bàn ghế sắt sao cho đúng cách
Để bàn ghế sắt có tuổi thọ cao và luôn trông như mới, việc vệ sinh sản phẩm một cách đúng đắn là vô cùng quan trọng. Do chân bàn, chân ghế là bộ phận sẽ bị hỏng hóc nhất do phải ma sát với mặt đất trong khoản thời gian dài, bạn hãy lưu ý lau chùi chúng thường xuyên bằng những giẻ lau khô và mềm. Bạn sợ rằng công việc này sẽ tốn của bạn nhiều thời gian? Bạn không cần thiết phải lau chùi chân ghế, chân bàn mỗi ngày, chỉ cần khoảng 2 lần/tuần là nội thất của bạn sẽ luôn như mới.
Tuyệt đối tránh sử dụng giấy nhám hoặc búi sắt để lau chân bàn, chân ghế. Đôi khi mảnh kẹo cao su dính ở chân bàn ghế làm bạn muốn dùng giấy nhám cọ hết chúng đi để giữ sự sạch sẽ cho nội thất. Thật ra, những sản phẩm cọ rửa có tính "sát thương cao" như vậy sẽ càng làm cho bề mặt bàn ghế bị trầy xước, xấu xí đi. Không những thế, lớp sơn tĩnh điện bên ngoài cũng sẽ dễ bị bong hơn, làm đẩy nhanh quá trình oxi hóa của sản phẩm.